Back to Top!

Hỗ trợ trực tuyến

 SUPPORT

 

0908 899 974 Mr TUẤN

 

Click to call

 

Thư viện ảnh

Mạng xã hội

Tiện ích hàng ngày

Lượt truy cập

  • Đang online: 21
  • Truy cập hôm nay: 75
  • Truy cập trong tuần: 623
  • Truy cập trong tháng: 1135
  • Tổng số truy cập: 178863

Xóa điểm yếu của ngành cơ khí - Khó thay!

 

Để ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam có thể đáp ứng được thị trường nội địa trong phân khúc máy móc phục vụ những ngành công nghiệp trọng điểm thì còn cần nhiều thay đổi về cơ chế chính sách cũng như nỗ lực của các doanh nghiệp.


Nhìn thực tế các dự án đang và sẽ được triển khai tại Việt Nam theo quy hoạch của các ngành công nghiệp như năng lượng, hóa chất, khai khoáng, đóng tàu… thì dễ dàng nhận thấy nhu cầu về máy và thiết bị giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo là khá lớn. Con số được Viện Nghiên cứu cơ khí dự đoán về nhu cầu máy và thiết bị trong giai đoạn 2011- 2025 xấp xỉ 250 tỷ USD. Tuy nhiên, năng lực trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu, dự kiến trung bình mỗi năm Việt Nam sẽ phải chi khoảng 13 tỷ USD để nhập khẩu máy móc, thiết bị.

Số liệu vừa được Trung tâm thông tin công nghiệp - thương mại của Bộ Công Thương đưa ra cho thấy,  trong hai tháng đầu năm 2013, nhập khẩu máy móc, phụ tùng ngành cơ khí cũng tăng đáng kể, đạt 4,8 tỷ USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm trước. Tại Việt Nam, công nghiệp cơ khí là một trong những ngành then chốt, có vai trò đặc biệt trong sự phát triển kinh tế - xã hội, vì thế mà ngành luôn nhận được sự quan tâm, chính sách ưu tiên đầu tư, phát triển của Chính phủ. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngành cơ khí tăng trưởng rất chậm và không đạt được mục tiêu nội địa hóa như kỳ vọng. Vì vậy, chúng ta vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp bên ngoài.

Nhu cầu máy và thiết bị trong giai đoạn 2011- 2025 xấp xỉ 250 tỷ USD. Tuy nhiên, năng lực trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu, dự kiến trung bình mỗi năm Việt Nam sẽ phải chi khoảng 13 tỷ USD để nhập khẩu máy móc, thiết bị.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí, tiến sĩ Nguyễn Chỉ Sáng, chỉ ra rằng: Do không làm chủ về thiết kế nên việc quản lý dự án vẫn còn lệ thuộc nhiều vào nước ngoài, dẫn đến không chủ động trong lựa chọn thiết bị nhập khẩu và không đẩy nhanh được tiến trình nội địa hóa.

Mặc dù năng lực của ngành cơ khí còn yếu nhưng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này đều chung quan điểm: Nếu tổ chức tốt, chúng ta hoàn toàn có thể đảm nhận được việc thiết kế, chế tạo, cung cấp sản phẩm cơ khí cho thị trường với tỷ lệ nội địa hóa đến 50%. Thực tế đã có nhiều dự án lớn ở trong và ngoài nước được các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam thực hiện thành công với tỷ lệ nội địa hóa cao.

Đơn cử như dự án Gove của Australia nằm trong dự án mở rộng nhà máy khai thác và chế biến bô xít của Tập đoàn Alcan với công suất mở rộng băng 1.800.000 tấn/năm với giá trị đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Alcan đã thuê một khu tại cảng Chân Mây, thuê kỹ sư và công nhân Việt Nam dưới sự điều hành của một số kỹ sư của tập đoàn để chế tạo một bộ phận lớn của thiết bị sau đó láp ráp, hiệu chỉnh tại Việt Nam thành các cụm, kéo sang Australia và đưa vào nhà máy như một bộ phận đã lắp ráp và căn chỉnh hoàn thiện.

Hoặc dự án Xi măng Sông Thao của Lilama đã đạt tỷ lệ nội địa hóa 70% về khối lượng và 38% về giá trị; chương trình chế tạo thiết bị cơ khí thủy công có tỷ lệ nội địa hóa đến 90%.

Ông Sáng khẳng định: Nếu có sự chỉ đạo sát sao, kiên quyết của Chính phủ ta hoàn toàn có thể thực hiện tốt việc nội địa hóa các sản phẩm cơ khí và sản phẩm cơ khí có thể đápứng được 50- 55% thị trường của ngành công nghiệp nội địa.


Nguyên nhân dẫn đến việc ngành cơ khí không đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như không đạt các mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành cơ khí theo Quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được các chuyên gia trong lĩnh vực này chỉ tên cụ thể.

Đó là do đấu thầu giá rẻ, không chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, không chú ý đến tỷ lệ nội địa hóa, do vậy hầu hết các dự án lớn đều rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài. Tiếp đó, nhiều dự án lớn phải vay vốn nước ngoài thường có điều kiện phải mua máy móc thiết bị của nước cho vay vốn.

Nguyên nhân quan trọng hơn là việc xây dựng chiến lược, qui hoạch chưa đồng bộ, chưa đề xuất được giải pháp tổng thể gắn hoạt động đầu tư với việc phát triển ngành cơ khí, giữa việc phát triển các ngành công nghiệp với chương trình phát triển ngành cơ khí, từ đó dẫn đến tình trạng ngành cơ khí đi chậm pha với các ngành công nghiệp khác. Ví dụ trong các chương trình đầu tư nhà máy xi măng lò quay, trong nhiệt điện, trong đóng mới giàn khoan …

Theo ông Nguyễn Chỉ Sáng, còn có nguyên nhân là các giải pháp, cơ chế chính sách đã ban hành để hỗ trợ ngành cơ khí không được thực hiện nghiêm túc, cụ thể như việc chỉ định thầu có điều kiện và có thời hạn để nhà thầu trong nước có khả năng đảm nhận chức năng tổng thầu, cạnh tranh được với nhà thầu nước ngoài...

Để thúc đẩy ngành công nghiệp cơ khí phát triển ổn định, bền vững, bên cạnh việc rà soát, sửa đổi Luật Đấu thầu nhằm tạo điều kiện nhiều hơn cho các nhà thầu trong nước cũng như vật tư, sản phẩm cơ khí chế tạo trong nước còn cần đưa nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và tỷ lệ nội địa hóa vào tiêu chí đánh giá trong hoạt động đấu thầu.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí đề xuất: Nên có chính sách bảo hộ thị trường có điều kiện và thời hạn cho những ngành công nghiệp có thị trường lớn. Chỉ định thầu từ 3- 5 dự án cho các ngành công nghiệp nhiệt điện, chế biến bô xít, đóng giàn khoan và một số nhà máy khai thác chế biến khoáng sản.