Back to Top!

Hỗ trợ trực tuyến

 SUPPORT

 

0908 899 974 Mr TUẤN

 

Click to call

 

Thư viện ảnh

Mạng xã hội

Tiện ích hàng ngày

Lượt truy cập

  • Đang online: 21
  • Truy cập hôm nay: 87
  • Truy cập trong tuần: 463
  • Truy cập trong tháng: 1354
  • Tổng số truy cập: 157405

Ngành cơ khí: Lỗi nhịp từ chính sách - Kỳ I

 

CôngThương - Kỳ I: Thị trường rộng lớn, năng lực tiềm tàng

Theo Tổng Hội cơ khí Việt Nam, giai đoạn 2011-2030, nhu cầu đầu tư dây chuyền thiết bị trên thị trường nội địa cả nước khoảng 250 tỷ USD. Đây là con số mà nước phát triển nào cũng thèm muốn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) cơ khí Việt Nam mới đáp ứng khoảng 25%. Thị trường còn bỏ trống lớn nhất hiện nay là các lĩnh vực thiết kế chế tạo thiết bị cho ngành y tế, ngành dược, ngành viễn thông và thiết bị gia dụng như điều hòa, máy lạnh, quạt điện.  Hiện tại, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 13 triệu USD tiền máy móc, thiết bị.

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra mất cân bằng xuất nhập khẩu.

Theo ông Nguyễn Chỉ Sáng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí (NARIME), hiện các DN Việt Nam chưa thiết kế được thiết bị cho các nhà máy lớn nhưng hoàn toàn  có khả năng thiết kế được các nhà máy thủy điện, cơ khí thủy công, nhiệt điện, canh tác nông nghiệp và chế biến nông sản cùng một số sản phẩm cơ điện tử như máy phân loại hạt, một số thiết bị y tế. Chúng ta cũng đã  thực hiện tư vấn quản lý các dự án: Nhiệt điện Cà Mau 1, 2, Nhơn Trạch 1, 2, Uông Bí mở rộng 1, Xi măng Cẩm Phả, Hạ Long, Sông Thao, dự án bô xít Tân Rai, Nhân Cơ, đóng giàn khoan, đóng tàu, một số dự án thủy điện...


Nếu tổ chức tốt, chúng ta hoàn toàn có thể đảm nhận được việc thiết kế, chế tạo, cung cấp sản phẩm cho thị trường với tỷ lệ nội địa hóa đến 50%.

Ông Đỗ Hữu Hào - Chủ tịch Tổng hội cơ khí Việt Nam - cũng cho biết, hiện nay, các DN Việt Nam có thể chế tạo và cung cấp hầu hết các thiết bị thuộc dây chuyền thiết bị đồng bộ như hệ thống vận chuyển than, thiết bị nâng, cầu trục, thiết bị vận chuyển, hệ thống lọc bụi, máy cô đặc, máy biến áp, một số thiết bị cho ngành xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm. Một số sản phẩm đã được chế tạo đáp ứng nhu cầu trong nước như: Biến thế, động cơ, dây cáp điện, tủ bảng điện, động cơ, hộp số, bơm, quạt, vòng bi. Các DN Việt Nam cũng đã hoàn toàn làm chủ trong lĩnh vực chế tạo kết cấu thép với năng lực đến 600.000 tấn/năm. Nhiều sản phẩm cơ khí thủy công trước đây phải nhập khẩu với giá  3 USD/kg, nay trong nước đã tự chế tạo với giá còn một nửa. Chúng ta cũng thiết kế chế tạo hệ thống băng tải bô xít dài 5 km vận hành  rất tốt, chế tạo giàn khoan sâu 90 m nước... Cần cẩu 1.200 tấn của Cơ khí Quang Trung, máy biến áp 500 kV của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Đông Anh, LILAMA đã thành công ở vai trò tổng thầu EPC trong rất nhiều dự án như: nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhơn Trạch 2, Thủy điện Hủa Na, Xi măng Đô Lương… Với năng lực chế tạo hơn 150.000 tấn thiết bị/năm, đạt tỷ lệ nội địa hóa chế tạo thiết bị tại các công trình từ 50-70% tổng khối lượng toàn dự án…

Đó là những bằng chứng đáng tự hào về thành tựu của nền cơ khí Việt Nam. Đáng kể là, lần đầu tiên trong lịch sử đất nước có Dự án Thủy điện Sơn La về đích trước tiến độ 3 năm cũng chính là dự án made in Việt Nam. Thậm chí có những dự án nước ngoài bỏ thầu trên 20 triệu USD nhưng trong nước hoàn toàn có thể làm được với giá rẻ hơn.